5 yếu tố quan trọng trong việc luyện giọng nói cho trẻ

Giọng nói là ‘công cụ’ mà chúng ta sử dụng mỗi ngày, đó cũng chính là ‘vũ khi lợi hại’ giúp chinh phục người đối diện.

Không chỉ những MC – người dẫn chương trình, nhà diễn thuyết, giáo viên …mới cần có 1 giọng nói hay, mỗi người chúng ta, dù làm công việc gì, độc tuổi nào cũng cần rèn luyện giọng nói, trau dồi tư duy ngôn ngữ bởi đó là những yếu tố quan trọng giúp bạn gây ấn tượng và tạo được dấu ấn riêng của bản thân, mỗi khi xuất hiện trước đám đông. Những điều này cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ

Vậy làm thế nào để trẻ có được giọng nói hay ngay từ khi còn nhỏ? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Phát âm chuẩn

Hầu hết trẻ nhỏ đều gặp những lỗi cơ bản trong phát âm, nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng “Kệ đi, lớn lên tự khắc phát âm chuẩn” hoặc còn nói ngọng theo con để dỗ dành trẻ, nhưng họ đã nhầm, chính những điều tưởng chừng như đơn giản đó lại khiến trẻ hình thành thói quen phát âm “thiếu chuẩn”.

Những trường hợp phát âm “thiếu chuẩn” thường gặp ở trẻ:

  • Nhầm lẫn giữa: l/n, s/x, ch/tr, d/r, … Đặc biệt là khi đọc tên các địa danh, tên riêng…
  • Dấu: hỏi, ngã, nặng
  • Phát âm nuốt từ, không tròn vành, rõ chữ.
  • Phát âm sai: “anh” thành “ăn”, “inh” thành “ưn”, “iếu” thành “íu”, …

Cách khắc phục:

Phụ huynh cần dành thời gian nói chuyện và lắng nghe con mỗi ngày, nếu phát hiện con phát âm chưa đúng phải lập tức sửa ngay, bằng những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, và phân tích cụ thể cho trẻ hiểu (với những bạn đã nhận thức được mặt chữ). Ngoài ra, nên ghi âm lại những cuộc hội thoại của trẻ, hoặc ghi âm trẻ đọc bài thơ, đoạn văn nào đó… sau đó chỉ ra lỗi phát âm và nhắc nhở con sửa lại cho đúng.

Lấy hơi từ bụng

Để trẻ có giọng nói to, cột hơi khỏe cần phải luyện tập hằng ngày. Cho trẻ hít vào bằng cả mũi và miệng, sao cho lượng hơi đó dồn xuống bụng, khiến bụng phình ra, giữ nguyên 5 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Lặp lại động tác này 5-10 lần mỗi ngày.

Âm lượng và tốc độ

Nói to hay nói nhỏ sẽ hay hơn? Nói nhanh hay nói chậm sẽ thu hút hơn?

Sẽ khó có đáp án nào chính xác dành cho câu hỏi này, bởi âm lượng và tốc độ nói còn phải phụ thuộc vào từng không gian, vị trí, hoàn cảnh khác nhau…Phụ huynh nên duy trì cho trẻ 1 tốc độ và âm lượng nói vừa phải.

Ví dụ: Khi đọc thơ cần chậm rãi, nhẹ nhàng. Khi đọc bài phát biểu cần mạnh mẽ, hùng hồn…

Nói truyền cảm

Hãy tập cho trẻ cách truyền cảm xúc vào giọng nói như sau: với 1 câu chuyện buồn, nên nói với giọng trầm và chậm rãi, cò những câu chuyện vui hoặc những lời kêu gọi, hãy hướng dân trẻ nói lớn và cao giọng hơn.

Tạo ngữ điệu khi nói

Nói có ngữ điệu là điều không hề dễ dàng với cả người lớn và trẻ nhỏ. Có rất nhiều phương pháp giúp giọng nói thu hút hơn nhờ ngữ điệu, thế nhưng các đơn giản nhất hãy bắt đầu từng câu một. Những từ đầu tiên trong câu cần nói với âm lượng to và nhỏ dần ở những từ cuối câu. Nếu trong câu có những con số, tên riêng… cần nhấn mạnh vào những thông tin đó để tạo sự thu hút.

Hiện nay Wekid có 2 khóa học được tổ chức hàng tháng giúp các bạn nhỏ rèn luyện kỹ năng nói , tự tin trước đám đông cũng như mong muốn trở thành MC nhí chuyên nghiệp

Phụ huynh có thể tham khảo 2 khóa học sau :

 


MC Ngọc Trâm

Giảng viên tại Wekid với 6 năm kinh nghiệm làm MC - Biên tập viên truyền hình. Tư vấn truyền thông, giảng dạy kỹ năng mềm cho ngân hàng SeaBank , Bách khoa aptech... Đào tạo hơn 500 học sinh trong 4 năm qua cho lứa tuổi từ 5 đến 13